BÀI 1: MÔ HÌNH HAI ĐỈNH, MÔ HÌNH HAI ĐÁY (DOUBLE TOP, DOUBLE BOTTOM) |P3-LV1

{tocify} $title = {Mục lục}

 Mô hình hai đỉnh, hai đáy (double top, double bottom) là dạng mô hình giá cơ bản và kinh điển nhất, và cũng thuộc trong danh sách các mô hình tạo đáy điển hình mà Trader nào cũng phải biết.

Tuy nhiên, từ lúc phát hiện 1 cái mô hình hai đỉnh, hai đáy đến lúc kiếm được lợi nhuận từ nó là 1 con đường không hề gần, và không hề dễ để đi. Nếu anh em nhắm mắt làm theo những gì được kể về mô hình hai đỉnh, hai đáy trong sách giáo khoa phân tích kỹ thuật, khả năng sấp mặt vẫn như cơm bữa.

Dưới đây mình sẽ chia sẻ vài lưu ý khi giao dịch mô hình hai đỉnh, hai đáy, và cách để biến cái mô hình đơn giản này thành các lệnh thắng. Bài viết sẽ được chia làm 2 phần và được trình bày theo các ví dụ của mô hình hai đáy, với hai đỉnh anh em cũng sẽ thực hiện chiến lược tương tự.

Mô hình hai đỉnh, hai đáy là gì?

Mô hình hai đỉnh là mô hình giá tạo đỉnh của 1 xu hướng tăng, và hai đáy là mô hình giá tạo đáy của 1 xu hướng giảm. Ở đây mình lấy ví dụ của mô hình hai đáy cho anh em dễ theo dõi.

Mô hình hai đáy sẽ có 3 phần:

  • Đáy 1: lần từ chối giá đầu tiên;
  • Đáy 2: lần từ chối giá thứ hai;
  • Đường cổ (neckline): một vùng kháng cự mà khi bị phá vỡ, giá sẽ tạo động lực tăng tiếp rất mạnh

Vậy thì tâm lý đằng sau của 1 mô hình hai đáy là gì?

  • Đáy 1: Giá chỉ đơn giản là đang tiếp cận 1 vùng hỗ trợ mạnh và bật lên, tạo 1 swing low (đáy). Lúc này đây chỉ nhìn giống như 1 cú hồi trong xu hướng giảm;
  • Đáy 2: Giá từ chối swing low trước đó. Lúc này đúng là có lực mua, nhưng vẫn còn quá sớm để xác định xu hướng đã đảo chiều. Đáy 2 này xuất hiện chứng tỏ phe bán đã yếu đi nhiều, không đủ sức để đạp giá rớt khỏi đáy 1 nữa;
  • Cú phá vỡ đường cổ: Vùng trên đường cổ một chút sẽ là nơi lý tưởng để các trader đã vào lệnh bán trước đó đặt stop loss, với kỳ vọng giá sẽ giảm tiếp. Do đó khi giá phá vỡ đường cổ lên trên, hàng đống lệnh stop loss sẽ được kích hoạt, tạo động lực cho giá tăng lên rất mạnh.

Đó cũng là lý do các nhà phân tích kỹ thuật đều khuyên trader nên buy ngay khi đường cổ bị phá vỡ. Tuy nhiên đời không đơn giản như vậy, sẽ có trường hợp anh em đặt buy stop nhưng lại dính bull trap, hoặc chờ cho giá phá vỡ thực sự nhưng tới lúc vào buy thì đã quá trễ, giá đã đi quá xa rồi.

Mô hình hai đỉnh, hai đáy – Đừng mắc sai lầm này khi trade hai đỉnh, hai đáy

Hãy coi chừng khi anh em buy cú phá vỡ của 1 mô hình hai đáy. Bởi vì xu hướng vẫn còn đang là giảm, và nếu giá chỉ “tình cờ” hình thành 1 mô hình hai đáy trên con đường giảm của nó, khả năng cao là nó sẽ giảm sâu hơn.

Vậy thì làm sao để tránh buy phải 1 cái hai đáy tình cờ?

1. Thêm MA 20 vào chart. Nếu giá đang nằm dưới MA 20 và hình thành hai đáy, hãy bỏ qua;



2. Nếu giá đang nằm trên MA 20 và hình thành hai đáy, hãy xét độ thấp của hai cái đáy: chuẩn nhất là đáy 2 phải cao hơn đáy 1 một chút (càng cao hơn càng tốt, đáy cao hơn thể hiện sự hăng hái của phe mua). Nếu đáy 2 thấp bằng đáy 1, thì tại đáy 2 phải xuất hiện các mô hình price action, hoặc mô hình nến cho thấy sự từ chối giá, ví dụ pin bar, bullish engulfing, fakey, vv.

3. Nếu các điều kiện trên thoả rồi, hãy xét tới volume của đáy thứ hai: volume đáy thứ hai phải nhỏ hơn rõ ràng so với đáy 1 thì mô hình đó mới được gọi là tạm ổn. Volume giảm đi cho thấy phe bán đã không thiết tha gì tới việc đẩy giá giảm sâu hơn nữa rồi. Nếu volume giảm đều theo từng cây nến thì quá đẹp;

4. Xét xem mô hình hai đáy đó có thuộc các dạng biến thể sau không. Dưới đây cũng chính là mô hình hai đáy nhưng nhiều khi anh em không nhận ra:

Mô hình hai đáy Trung Quốc:

Mô hình hai đáy platform (tạo nền giá):

Mô hình hai đỉnh, hai đáy – Cách giao dịch Phá vỡ giả để kiếm lợi nhuận

Khi trade mô hình hai đáy, anh em phải để ý tới 2 yếu tố: thời gian hình thành và khoảng cách giữa 2 cái đáy. Khoảng trống càng rộng, mô hình càng tốt. Tại sao? Vì khi 2 cái đáy cách xa nhau, thị trường có nhiều thời gian hơn để thu hút nhiều Trader vào đẩy giá lên cao. Nếu 2 đáy tạo thành gần nhau quá, có thể không đủ thời gian để thu hút Trader nhận ra mẫu hình và đẩy giá lên.

Với khái niệm này, chúng ta có thể tận dụng nó để kiếm lợi nhuận từ các Trader bị mắc bẫy qua cú phá vỡ giả – false break:

  1. Hãy chọn các mô hình hai đáy với 2 đáy cách xa nhau, và thoả tất cả các điều kiện về mô hình 2 đáy đẹp trong phần 1 của bài viết
  2. Đợi giá phá xuống đáy thứ 1
  3. Đợi 1 sự từ chối giá – mô hình pin bar, doji bóng dài, vv – rồi buy ngay lập tức

Ý tưởng cho setup này rất đơn giản: khi giá phá ngưỡng đáy đầu tiên, các Trader đang canh sell Theo xu hướng giảm trước đó sẽ sell và đặt stop loss rất nhiều tại vùng giá phía trên đáy 1 một chút, stop loss của các lệnh sell sẽ là lệnh Buy. Do đó khi thị trường đảo chiều lên cao, đám stop loss (lệnh buy) đó sẽ được kích hoạt cùng 1 lúc, tạo động lực đẩy giá tăng rất mạnh. Như vậy chúng ta sẽ có được 1 lệnh buy tận dụng được động lực đẩy giá, có risk:reward cực tốt vì đã buy được gần ngay đáy. Setup này cần nhiều thời gian và kinh nghiệm để có thể nhìn ra, vì nhiều khả năng là anh em sẽ xác định mô hình hai đáy bị sai và buy ngược xu hướng.

Tất cả các mô hình hai đáy khi hình thành phải nằm trên đường ma 20 mới đáng cân nhắc, vì khi đó lực bán đã suy yếu. Mô hình xuất hiện khi giá nằm dưới ma 20 tức là lực bán và xu hướng giảm vẫn còn mạnh, anh em buy tức là đang buy ngược xu hướng.

Mô hình hai đỉnh, hai đáy – Cách trade mô hình với xác suất thắng cao

Cách sai lầm nhất để trade mô hình hai đỉnh hai đáy và các mô hình giá đảo chiều khác là Vào lệnh đuổi giá (chase the price). Thay vào đó, anh em sẽ muốn thấy sức mạnh của đội mua trước khi vào lệnh buy.

  1. Xác định 1 mô hình hai đáy tốt (thoả các điều kiện trong phần 1)
  2. Đợi giá test vùng đường cổ
  3. Đợi giá hình thành 1 chùm nến buildup – nến tích luỹ quanh vùng kháng cự và hình thành 1 swing high thứ ba (2 swing high trước đó là của đáy đầu tiên)
  4. Buy ngay khi swing high mới hình thành đó bị phá vỡ

Đây là 1 setup rất mạnh, vì 2 lý do sau:

  • Có xác suất thắng cao hơn: khi vào lệnh kiểu này, anh em không hề bắt dao rơi (hay buy ngược xu hướng), anh em sẽ đợi cho giá tích luỹ quanh vùng giá đường cổ, và chỉ buy khi swing high mới nhất bị phá, tức là khả năng phá lên gần như chắc chắn 100%. Khả năng false break cũng gần như không có, vì khi hình thành buildup tức là giá đã retest đủ nhiều tới mức gần như phá vỡ luôn rồi, trong khi đó false break chỉ thường xuyên hình thành khi giá test kháng cự vài lần đầu tiên.
  • Risk:reward tốt: stop loss trong setup này chỉ cần đặt phía dưới buildup – đoạn giá tích luỹ vài pip, trong khi lợi nhuận tiềm năng là rất lớn.

Vậy thì nếu thị trường không hề hình thành các đoạn giá tích luỹ này thì trade kiểu gì?

Mô hình hai đỉnh, hai đáy – Một kỹ thuật khác

Đây là kỹ thuật khi giá không tạo buildup quanh đường cổ. Anh em hãy đợi cho mô hình phá vỡ xong xuôi, tiếp tục đợi giá retest đường cổ và hình thành 1 cây pin bar (hoặc mô hình tăng giá khác như bullish engulfing, doji bóng dài). Buy ngay khi cây nến pin bar hoàn tất.

Các bạn hoàn toàn có thể chỉ trade duy nhất 1 mô hình hai đỉnh, hai đáy cho tới khi thuần thục, khi đó hệ thống giao dịch của anh em sẽ rất mạnh: có xác suất thắng cao và risk:reward tốt.

Ads2