1. Mô hình Cái Nêm là gì?
Mô hình Cái Nêm (tiếng Anh là Wedge) là báo hiệu một sự tạm dừng xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng “hội tụ” trước khi đột phá ra khỏi Cái Nêm, tạo điều kiện cho những Forex trader theo chân và kiếm lợi nhuận.
Không như 2 mô hình giá báo hiệu sự đảo chiều đã học là mô hình Hai Đỉnh, Hai Đáy và mô hình Vai Đầu Vai. Sau khi xuất hiện mô hình Cái Nêm, giá có thể tiếp diễn xu hướng hoặc đảo chiều.
Mô hình Cái Nêm có 2 loại: Cái Nêm Tăng và Cái Nêm Giảm.
2. Cái Nêm Tăng
Một Nêm Tăng được hình thành khi giá “hội tụ” giữa một đường trend line hỗ trợ dốc lên và một đường trend line kháng cự.
Trong đó độ dốc của đường hỗ trợ dốc hơn so với ngưỡng kháng cự.
Điều này chỉ ra rằng mức thấp cao hơn đang được hình thành nhanh hơn mức cao hơn. Điều này dẫn đến một đội hình giống như cái nêm, chính xác là nơi mô hình biểu đồ lấy tên của nó!
Với việc giá đi vào cái “lỗ” ngày càng hẹp thì việc bùng nổ là điều đã được dự đoán trước.
Bây giờ bạn hãy theo dõi những ví dụ cụ thể cho từng trường hợp.
Điểm vào lệnh (entry), dừng lỗ (SL) và chốt lời (TP) sẽ được mô tả cụ thể trên hình ví dụ.
2.1. Nêm Tăng trong xu hướng tăng
Như tên gọi của nó, Mô hình cái nêm hướng lên có đầu nhọn hướng lên phía trên. Cả hai đường hỗ trợ và kháng cự đều dốc lên phía trên.
Loại này có thể nằm ở trong cả xu hướng lên và xu hướng xuống. Dù nằm ở xu hướng nào thì giá cũng thường đi ngược lại hướng của “cái nêm”. Điều này có nghĩa là:
- Nếu mô hình cái nêm hướng lên nằm trong một xu hướng tăng giá thì nó là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng. Mặc dù trong mô hình này, đỉnh sau vẫn cao hơn đỉnh trước, nhưng các đỉnh đang có xung lực yếu dần (độ dốc giảm so với độ dốc của đường hỗ trợ nối các đáy). Điều này có nghĩa là áp lực bán đang tăng. Đến một lúc nào đó áp lực đủ mạnh (và thường là đằng sau nó sẽ có tin cơ bản hỗ trợ) nó sẽ phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và đi xuống.
- Nếu mô hình cái nêm hướng lên nằm trong một xu hướng giảm giá thì nó là dấu hiệu của sự tiếp diễn xu hướng. Lúc này, giai đoạn hình thành “cái nêm” chỉ đóng vai trò như là sự tạm nghỉ để tích lũy. Đến một lúc nào đó nó sẽ phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và đi xuống.
Mô hình cái nêm hướng xuống
Như tên gọi của nó, Mô hình cái nêm hướng xuống có đầu nhọn hướng xuống phía dưới. Cả hai đường hỗ trợ và kháng cự đều dốc xuống phía dưới.
Loại này có thể nằm ở trong cả xu hướng lên và xu hướng xuống. Dù nằm ở xu hướng nào thì giá cũng thường đi ngược lại hướng của cái nêm. Điều này có nghĩa là:
- Nếu mô hình cái nêm hướng xuống nằm trong một xu hướng tăng giá thì đó là dấu hiệu tiếp tục xu hướng. Giai đoạn hình thành “cái nêm” chỉ đóng vai trò như là một sự dừng nghỉ để tích lũy.
- Nếu mô hình cái nêm hướng xuống nằm trong một xu hướng giảm giá thì đó là dấu hiệu đảo chiều xu hướng. Trong quá trình hình thành “cái nêm”, mặc dù đáy sau vẫn thấp hơn đáy trước, nhưng lực xuống đang giảm dần (thể hiện ở độ dốc của đường hỗ trợ nhỏ hơn độ dốc của đường kháng cự). Kết cục thường là giá sẽ đảo chiều đi lên.
Hướng dẫn cách giao dịch hiệu quả với mô hình giá cái nêm
Cách giao dịch với mô hình cái nêm hướng lên
Như bạn biết, dù giá đang trong xu hướng tăng hay giảm, khi mô hình cái nêm hướng lên xuất hiện thì giá cũng sẽ thường đi xuống. Vì vậy, ngay khi giá Break out đường hỗ trợ xiên phía dưới, bạn có thể đặt lệnh bán.
Tuy nhiên đó chỉ là cách giao dịch cơ bản nhất. Để giao dịch một cách hiệu quả khi giá
Các giao dịch với mô hình giá cái nêm hướng xuống
Như bạn biết, dù giá đang trong xu hướng tăng hay giảm, khi mô hình cái nêm hướng xuống xuất hiện thì giá cũng sẽ thường đi lên. Vì vậy, ngay khi giá Break out đường kháng cự xiên phía trên, bạn có thể đặt lệnh mua.
Tóm lại
Như bạn biết, tất cả các mô hình trong phân tích kỹ thuật biểu đồ giá đều chỉ là xác suất. Không phải lúc nào giá cũng sẽ diễn biến theo các mô hình này. Vì vậy bạn phải luôn biết cách quản lý vốn an toàn cho tài khoản của mình. Đặc biệt là phải biết cách đặt Stop loss và Take Profit hiệu quả.
Đối với mô hình nêm hướng lên và mô hình nêm hướng xuống, bạn có thể tham khảo tóm tắt về hướng đi của giá và xác suất thống kê của nó như trong các hình dưới đây: