I. Nhóm chỉ báo trễ
- Giới thiệu & hướng dẫn phân tích với Moving Avarage: Đây là bài kinh điển về đường MA
- Tuyệt chiêu dự báo xu hướng sớm bằng MA, nhiều Trader chê công cụ MA này do nó thuộc nhóm chỉ báo trễ.
Bây giờ, chúng ta chuyển qua nhận định Trend với Moving Avarage ( SMA)
Chuẩn bị các thứ như sau:
- Biểu đồ giá Vàng hoặc một cặp Forex như EURUSD trên TimeFrame H1
- Cài vào Chart công cụ SMAvới thông số 200
Các bạn chọn thông số cho Indicator SMA như ảnh minh họa trên.
Phần 1. Dự báo xu hướng đảo chiều
Dự báo xu hướng đảo chiều bằng dự chuyển mình của SMA, đầu tiên là giai đoạn tăng yếu ớt, giá gần như là Sideway xung quanh đường MA nhưng sau đó là một đợt giảm và các mức cản của SMA đóng vai trò kháng cự Resistence mạnh. Giá không thể vượt qua và liên tiếp bị “đánh bại”, đây là dấu hiệu của sự suy yếu từ đội Long (từ gọi những Trader đang mua vào) và chuẩn bị chuyển qua giai đoạn giảm mạnh, lý giải cho hiện tượng này như sau:
SMA được xem là một công cụ chỉ số trung bình giá, ví dụ: Ngày hôm nay giá cổ phiếu là 10 usd, ngày mai là 15 usd, và ngày thứ 3 là 13 usd. Giá gập ghềnh như vậy xảy ra trên biểu đồ giá, trong khi MA có nhiệm vụ tính toán các giá trị trung bình để cho thấy một xu hướng tăng “mượt”, quan sát đường MA sẽ dễ chịu hơn là những gì đang diễn biến thực trên chart giá cả. Trong thị trường chứng khoán cũng phân tích tương tự, người ta quan sát đường MA để ước lượng mức lợi nhuận tiềm năng đang ở đâu thay vì bám theo biểu đồ giá.
Vấn đề ở đây là các Trader phải hết sức cẩn trọng khi:
- Giá đã tách quá xa so với đường MA, ví dụ trên một trend tăng, khi giá tăng mạnh và tạo một khoảng cách xa so với MA thì không nên mua vào nữa, khi đó rất nhiều khả năng sẽ giảm điều chỉnh để cân bằng,nếu buy thì rất dễ bị “leo lên đọt cây”
- Giá Sideway quanh quẩn đường MA: Lúc này hãy kiên nhẫn chờ đợi xảy ra biến động rõ nét, qua thời gian dài, nhận thấy Chart h1 xứng đôi với công cụ SMA 200 nhất, nên chỉ sử dụng thông số này cho khung thời gian h1 mà thôi.
Mỗi khi thấy hiện tượng MA uốn cong và giá liên tục dội lại thì cơ hội đã nằm trong tay bạn.
II. Nhóm chỉ báo sớm
Dự báo xu hướng sớm với đường MA (Moving Avarage)
Giới thiệu đường MA (Moving Avarage)
Moving Avarage là công cụ hỗ trợ dự báo xu hướng ( Trend Indiator ), trong bộ công cụ phân tích kỹ thuật thì MA rất phổ biến. Hiện để dự báo xu hướng, Trader thường sử dụng Trendline để dự báo sớm và MA, ngoài ra còn có RSI mometum
MA phát huy tác dụng hiệu quả đối với thị trường có xu hướng rõ rệt và không hữu dụng đối với thị trường sideway
Đặc điểm của MA là công cụ dự báo TRỄ, theo sau xu hướng thị trường, indicator này bị chỉ trích là không giúp nhận định xu hướng sớm. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ “hành vi” thị trường Price Action kết hợp với MA ta hoàn toàn có thể dự đoán XU HƯỚNG SỚM.
Dự báo xu hướng sớm với MA
Quan sát biểu đồ phân tích kỹ thuật dưới đây:
Sau khi giảm điều chỉnh về vùng hỗ trợ, hiện tại xu hướng đang Sideway và có dấu hiệu trở lại đà tăng. Làm sao xác định được đà tăng có chiếm ưu thế?
Ta dựa vào đường EMA 200
NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VỚI EMA
Khi giá giảm qua đường EMA nhưng EMA vẫn HƯỚNG LÊN thì đây là dấu hiệu thị trường hồi phục tăng trở lại xu hướng và đợt tăng này diễn ra rất nhanh.
Cơ hội giao dịch
Trader có thể MUA trong trường hợp trên và Stoploss dưới đáy tạm thời, mục tiêu lợi dựa theo các mức cản
Và đây là kết quả giao dịch trên
Yeah! Thị trường đã tăng như dự báo
Sau khi trở lại nằm trên EMA, giá bắt đầu tăng nhanh hướng đến mục tiêu lợi nhuận.
Lưu ý khi giao dịch với mô hình này:
Kết hợp với mô hình nến Nhật để biết khi nào đà tăng/giảm bị hạn chế, sau đó sẽ đảo chiều. Công đoạn này giúp tìm điểm Stoploss chuẩn xác hơn, xem thêm bài cách xác định điểm Stoploss với nến Nhật Candelstick
Đồng thời có thể sử dụng RSI mometum để đo độ hồi phục mạnh hay yếu trên thị trường.
Nguồn: tổng hợp.
Chúc bạn thành công | FOREX - KHO BÁU VÔ TẬN.